Chương trình đào tạo nghề sửa chữa Ô tô

1. PHẦN ĐIỆN, ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

– Học viên được học về dòng điện, điện áp, công suất: Hiểu được khái niệm, ý nghĩa vật lý, ký hiệu, đơn vị đo. Nắm rõ cách đo bằng đồng hồ vạn năng.
– Điện tử cơ bản: Nắm rõ và phân biệt các linh kiện điện tử: Điện trở, tụ điện, cuộn dây, biến áp, điốt, bóng bán dẫn… Biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra Mạch điện cơ bản, Mạch khuếch đại, Mạch dao động… Cách hàn hút  IC…
– Quy tắc An toàn điện.

 

 

​(phòng học thực hành sửa chữa ô tô)

2.HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ:

Học viên được học song song lý thuyết và thực hành toàn bộ hệ thống điện trên xe bao gồm :
– Hệ thống mạch chiếu sáng
– Hệ thống mạch còi
– Hệ thống mạch tín hiệu
– Hệ thống đèn báo cánh cửa, lên kính, xuống kính, khoá cửa tự động.
– Hệ thống điện các cảm biến trên động cơ có báo tín hiệu về Ecu, cảm biến bơm ga, cảm biến chân không, cảm biến nhiệt độ gió, mô tơ bước, cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến vòng quay trục cơ, cảm biến tiếng gõ động cơ, cảm biến tiếng gõ trục.
– Hệ thống Rơle trên hộp cầu chì tổng, hệ thống công tắc đa năng của các đời xe khác nhau, nội thất ôtô.
Đặc biêt : Học viên được học nâng cao hệ thống mạch điện phun xăng điện tử (EFI), phun đa điểm MPI: Honda, Toyota, chuẩn đoán mã lỗi hệ thống điện bằng máy test lỗi. Tra cứu mạch điện bằng phần mềm.

(Bảng điện Ô tô hãng xe Audi )

3. HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ÔTÔ

Được học và thực hành  trên động cơ cũng như các dòng xe : Toyota, Huyndai, Honda, Toyota Camry, Suzuki…
– Tháo lắp động cơ, kiểm tra hệ thống biên, balie pittong, thanh truyền. Bảo dưỡng hệ thống kim phun, bơm xăng, hệ thống nhiên liệu, bơm cao áp.
– Kiểm tra sửa chữa các động cơ phun xăng điện tử gồm: hệ thống EFI-MPI, phun xăng điện tử, hệ thống hộp số tự động, hệ thống phanh, hệ thống trợ lực thủy lực trên các xe Toyota, Huyndai, Honda, Toyota Camry, Audi…
– Cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền, cơ cấu phân phối khí,
– Hệ thống bôi trơn và làm mát, hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, nhiên liệu động cơ diesel,
– Hệ thống truyền động, hệ thống di chuyển, hệ thống lái, hệ thống phanh.

 

(khu vực thực hành tháo lắp động cơ)

4. PHẦN ĐIỀU HÒA Ô TÔ

– Học viên được học lý thuyết song song với thực hành toàn bộ hệ thống điện của hệ thống điều hòa,
– Phần môi chất lạnh,
– Các loại dầu lạnh bôi trơn,
– Các chi tiết liên quan đến hệ thống điều hòa như: Máy nén, bộ ngưng tụ (giàn nóng), bầu lọc hút ẩm, van giãn nở, bộ bốc hơi (giàn lạnh).
– Cách tháo lắp xử lý sự cố, thất thoát ga, cách nạp số lượng ga và các giàn to – nhỏ, Nhận biết  có bao nhiêu chế độ lạnh và mất lạnh,
– Cách hàn, cắt ống, tán đầu nối…..
– Phân tích  hệ thống điều khiển điều hòa tự động ECU có 4 cảm biến,
– Thiết kế thùng lạnh trên xe tải…